Home » » MH370 ở đâu suốt một năm qua

MH370 ở đâu suốt một năm qua


MH370 có thể bị không tặc tấn công và đưa tới Kazakhstan, rơi gần đảo Penang, quê hương của cơ trưởng hay thậm chí bay tới Nam Cực là những giả thuyết giới chuyên gia đặt ra nhằm xác định vị trí hiện tại của máy bay.

Gần một năm trôi qua kể từ ngày chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích với 239 người trên khoang khi đang trong hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, nhiều cuộc tranh luận bùng nổ trên phạm vi toàn cầu nhằm tìm ra vị trí hiện tại của chiếc phi cơ. Tuy nhiên, đến nay bài toán vẫn chưa có lời giải xác đáng ngoài những giả thuyết của giới chuyên gia.
Rơi tại Ấn Độ Dương
2-resize-vxbw-4842-1425545327.jpg
Các khu vực tìm kiếm máy bay MH370 trên vùng biển nam Ấn Độ Dương. Ảnh:Reuters
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai hôm 24/2 vừa qua khẳng định MH370 đã rơi xuống Ấn Độ Dương sau khi mất tín hiệu trên màn hình radar vào ngày 8/3 năm ngoái. Tuyên bố này được ông đưa ra dựa trên những dữ liệu do công ty viễn thông vệ tinh Inmarsat của Anh cung cấp và thông tin từ các trạm kiểm soát không lưu địa phương.
Trước đó, chỉ hai tuần sau khi máy bay mất tích vào 8/3/2014, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân của những người có mặt trên chuyến bay đồng thời cho biết MH370 kết thúc hành trình ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
Malaysia phối hợp cùng Australia và Trung Quốc hiện vẫn tiến hành rà soát trong khu vực trên, nhưng đến nay chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của chiếc máy bay được phát hiện. Cơ quan chức năng đã hoàn tất quá trình tìm kiếm trên 35% diện tích khoanh vùng.
Bị không tặc bắt cóc đưa tới Kazakhstan
000-9834-1425545327.jpg
Hạc giấy treo trên tấm bảng ghi lời cầu nguyện và chia buồn tới các nạn nhân MH370 và MH17 ở Kuala Lumpur, Malaysia hồi tháng 9/2014. Ảnh: AFP.
Ông Jeff Wise, bình luận viên của CNN, lại nêu giả thuyết rằng phi cơ bị không tặc tấn công và bí mật đưa đến Kazakhstan. Ông liệt kê các bằng chứng trong một cuốn sách điện tử phát hành hồi tháng trước đồng thời lý giải nhận định của mình trong một bài viết đăng trên tạp chí New York. Nhiều tờ báo quốc tế cũng dẫn lại thông tin này.
Cơ quan điều tra cho rằng chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines đã bay hướng về phía bắc hoặc phía nam theo đường vòng cung sau khi họ phân tích các tín hiệu "ping" trao đổi giữa phi cơ và vệ tinh. Tuy nhiên, Wise lập luận rằng những kẻ bắt cóc có thể dễ dàng tiếp cận khoang chứa thiết bị điện tử của máy bay từ khoang hành khách để thay đổi chúng.
"Khi tôi loại bỏ được những dữ liệu BFO gây rắc rối, mọi sự trùng hợp không thể giải thích và những thông tin không khớp đều biến mất", ông viết trên tạp chí. "Câu trả lời trở nên hết sức đơn giản. Máy bay chắc chắn đi về hướng bắc". BFO là một kỹ thuật của Immarsat, phân tích sự khác biệt giữa tần số tín hiệu vệ tinh mà các trạm trên mặt đất dự kiến nhận và tần số thực tế đo được.
Wise đồng thời tuyên bố đã  hoàn tất việc xác định vị trí mà phi cơ hạ cánh. Đó là một đường băng với tên gọi Yubileyniy thuộc sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Baikonur được Nga cho thuê lại và vẫn hoạt động với tần suất cao nhưng Wise tin rằng đường băng này đã bị bỏ hoang và tháo dỡ nhiều tháng trước vụ mất tích.
Tuy nhiên, Wise thừa nhận giả thuyết này vẫn còn thiếu sót bởi ông chưa thể giải thích chuyện gì đã xảy ra khi máy bay hạ cánh. Ông cũng thất bại trong việc thuyết phục thành viên của Nhóm Độc lập, gồm nhiều kỹ sư và nhà khoa học, đã cùng ông tranh luận trên mạng. "Thật khó để tìm ra nguồn động lực chính đáng cho một hành vi mà không bên nào hưởng lợi rõ ràng", ông Wise viết.
Một số học giả phản bác gay gắt lập luận của Wise, cho rằng chúng giàu tính tưởng tượng. Chuyên gia hàng không Sylvia Wrigley, người từng xuất bản sách về MH370, khẳng định chưa có máy bay nào từng được theo dõi dựa trên dữ liệu BFO của Immarsat. Quan điểm cho rằng không tặc cố tình làm sai lệch thông tin để dẫn dắt cuộc điều tra theo hướng sai lệch "thật điên rồ", bà nói thêm.
Wrigley cũng thể hiện thái độ hoài nghi trước nhận định của Wise về việc "bay dọc theo đường biên giới quốc gia sẽ giúp phi cơ không xuất hiện trên radar định vị". Bà chỉ ra rằng Baikonur là một sân bay "tập trung nhiều nhà khoa học và người nước ngoài, thậm chí cả các nhân viên của Immarsat". Những người này chắc chắn sẽ phát hiện ra những điều bất thường, nếu có.
Theo cây bút John Goglia từ Forbes, không có cách nào để chiếm quyền kiểm soát phi cơ từ khoang thiết bị điện tử khi nó đang bay. Hệ thống này từ lâu đã được thiết kế để ngăn chặn hành động đó. Máy tính trong khoang thiết bị chỉ được sử dụng cho mục đích duy tu, bảo dưỡng và sẽ bị vô hiệu hóa khi phi cơ đang trong hành trình.
Bên cạnh đó, việc thay đổi dữ liệu truyền phát vệ tinh đòi hỏi kiến thức kỹ thuật chuyên ngành sâu rộng cùng những công cụ hiện đại, dễ dàng bị cơ quan an ninh mặt đất phát hiện. Chưa kể đến trong khoảng thời gian cần để hoàn thành nhiệm vụ trên, phi hành đoàn chắc chắn sẽ phát hiện ra những điều khả nghi và báo cáo cho trạm kiểm soát không lưu.
Chuyển hướng bay tới Nam Cực
Theo ông Malcolm Brenner, cựu điều tra viên thuộc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Anh, nhiều chuyên gia thảm họa hàng không tiến hành phân tích các dữ liệu vệ tinh từ chuyến bay mất tích MH370 và phát hiện phi cơ đã bay thêm vài giờ sau khi mất liên lạc. Có những bằng chứng cho thấy máy bay chuyển hướng ba lần sau thời điểm cuối cùng kết nối với trung tâm kiểm soát không lưu qua sóng radio. Máy bay rẽ trái trong lần đầu tiên, sau đó rẽ về phía tây rồi cuối cùng hướng tới Nam Cực.
Ông Brenner nhấn mạnh phi công hoặc ai đó quen thuộc với hoạt động của máy bay đã cố tình lái chiếc phi cơ chệch hướng tới Nam Cực. Loại máy bay Boeing 777 yêu cầu các phi công phải nhập tọa độ cụ thể để có thể thay đổi lộ trình. Chỉ duy nhất cơ trưởng, cơ phó hoặc người đã quen làm việc trên máy bay mới có thể nắm được những thông tin này.
Việc máy bay chuyển hướng đúng lúc nó đổi không phận cho thấy phải là một người có kinh nghiệm làm việc trong ngành hàng không mới đủ khả năng tận dụng cơ hội đó. Với hành động này, cơ quan chức năng phải mất một khoảng thời gian lâu hơn bình thường để nhận ra máy bay biến mất bởi hai hệ thống kiểm soát không lưu khác nhau phải phối hợp để cho ra kết quả cuối cùng.
"Vụ tai nạn này khiến cả thế giới chú ý theo cái cách mà tôi chưa thấy trong sự nghiệp 40 năm trong ngành hàng không của mình", ông Brenner bình luận.
Rơi gần đảo Penang - quê hương của cơ trưởng

Cơ trưởng chuyến bay MH370 Zaharie Ahmad Shah (phải) và cơ phó Fariq Abdul Hamid. Ảnh: Reuters
Cơ trưởng Simon Hardy, đang làm việc cho một công ty hàng không thương mại lớn, cho biết chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 của  hãng Malaysia Airlines đã bay chào "từ biệt" quần đảo Penang, gần nhà cơ trưởng của chuyến bay, trước khi mất tích, news.com.au hôm 3/3 đưa tin.
Dựa trên những phân tích ông thực hiện trong suốt 6 tháng, Hardy cho rằng sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur, Malaysia, phi cơ đã mất liên lạc với cơ quan kiểm soát không lưu trên Biển Đông, nơi giao nhau của 4 khu vực kiểm soát thông tin chuyến bay.
Khi bộ phát đáp, giúp radar kiểm soát không lưu nhận dạng máy bay, bị tắt, phi cơ đã thực hiện một hành động "tương đối khác thường". Ông Hardy khẳng định máy bay ra vào không phận Malaysia và Thái Lan đến 8 lần.
"Tôi chưa từng thấy điều gì tương tự. Nhưng tôi nghĩ đó là một cách hữu hiệu để gây nhiễu loạn giữa các trạm kiểm soát không lưu", cơ trưởng người Anh nói. Theo ông, MH370 còn có lần quay ngược về phía đảo Penang.
Hardy cho hay ông dựa vào kinh nghiệm của bản thân khi thực hiện các chuyến bay trên khắp Australia để tìm hiểu lý do vì sao cơ trưởng MH370 Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Abdul Hamid hành động như vậy.
"Điều này khiến tôi liên tưởng đến Ayers Rock. Tôi từng bay quay ngược đầu tại đó chỉ để nhìn xuống và chiêm ngưỡng một quang cảnh kỳ vĩ. Theo tôi, ai đó trên chuyến bay MH370 muốn nhìn Penang lần cuối", Hardy suy đoán, nhắc tới khối sa thạch lớn có thể thay đổi màu sắc theo ánh nắng mặt trời ở Australia được công nhận là di sản thế giới. Quê hương của cơ trưởng Shah ở Penang, trong khi cơ phó đến từ Selangor.
Ông nhấn mạnh khu vực mà nhà chức trách đang tìm kiếm trên Ấn Độ Dương hiện nằm cách điểm rơi thật sự của nó khoảng 185 km.
David Learmount, một trong những chuyên gia hàng đầu về an toàn hàng không Anh, cũng lên tiếng ủng hộ lập luận trên. Những phân tích của ông Hardy đã được đăng trên tạp chí Hàng không Quốc tế và trang web flight global.
Theo ông Learmount, Cơ quan An toàn Giao thông Australia (ATSB), đơn vị chỉ huy cuộc tìm kiếm MH370, đã "thảo luận rất lâu với Hardy" và đánh giá giả thuyết mới này "đáng tin cậy"
.
Được tạo bởi Blogger.