Khi xem những bức ảnh này nhiều người sẽ lầm tưởng bộ tộc khỏa thân này sắp diễn ra chiến tranh nhưng thực sự họ đang hào hứng tham gia một lễ hội tinh thần ở Papua, Indonesia.
Đây là lễ hội tạ ơn truyền thống độc đáo có tên là Bakar Batu - dịch ra có nghĩa là “đốt đá”. Đây được coi là một nghi lễ truyền thống để biểu hiện lòng biết ơn đối với trời đất, đồng thời thể hiện bằng chứng về sự hòa bình sau cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc đã xảy ra.
Các thành viên của bộ tộc mặc trang phục truyền thống mang theo giáo để tham gia vào lễ hội nhảy ở Papua.
Giơ giáo lên lên trời để thể hiện lòng biết ơn với trời đất.
Một cậu bé đang giúp mọi người xếp lá để đốt - một phần trong lễ hội "đốt đá" ở đây.
Phụ nữ của bộ tộc này nhóm lửa trong khi đàn ông thì đứng xem họ làm.
Lợn sẽ được giết để phục vụ trong lễ hội.
Lợn sau đó sẽ được nướng trên lửa để phục vụ cho bữa trưa.
Đàn ông trong bộ lộc đang chuẩn bị cho ""lễ hội đốt đá". Bộ lạc này thường dùng nghi lễ này trong các đám cưới, đám tang và cả để chào đón khách.
Người đi trước thường truyền lại cho thế hệ sau về các nghi lễ.
Họ sẽ leo lên một cái tháp bằng gỗ và dùng cung tên và mũi tên để bắn trong suốt buổi tiệc.
Mọi người trong bộ lạc tham gia điệu nhảy trong lễ hội Bakar Batu. Lễ hội thường tổ chức trên một cánh đồng lớn để thể hiện lòng biết ơn và yêu chuộng hòa bình.
Trang trí cơ thể với những màu sắc sặc sỡ và cùng nắm tay nhau để thể hiện sự trân trọng hòa bình.
Những người phụ nữ này sơn mặt và ngồi vây quanh một ngọn lửa bên trong một túp lều bằng gỗ. Đây được coi là một nghi lễ truyền thống độc đáo lễ tạ ơn.
Một thành viên của bộ tộc của Papua mặc trang phục truyền thống với một sợi dây chuyền bằng cỏ chuẩn bị cho nghi lễ rước
Phụ nữ của bộ tộc bên những thức ăn họ chuẩn bị cho lễ hội.
Nấu thịt lợn trên đống lửa có chứa đá là một phần không thể thiếu trong lễ hội tạ ơn.
Đàn ông sẽ tụ tập thành nhóm, tay nắm giặt giáo và cùng nhau nhảy.